Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm ❤️ chỉ với 4 BƯỚC

Công thức tính giá bán sản phẩm chỉ với 4 bước đơn giản

Công thức tính giá bán sản phẩm: Giá như thế nào mới là hợp lí? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời cho những ai mới bắt đầu kinh doanh hay chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới. Đừng lo, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn ngay 4 bước tính giá bán sản phẩm chính xác nhiều doanh nghiệp tin dùng. Các bạn cùng xem tiếp bài viết nhé!

Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm

Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm

Giá vốn (giá gốc) của sản phẩm (còn được gọi là Cost of goods sold – COGS) là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất, vận chuyển, phí nhân công,…để hàng được sẵn sàng bán. Công thức giá vốn hàng bán hay giá vốn hàng bán công thức như sau:

Giá vốn = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…).

Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm
Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm

XEM THÊM: 7 Cách quản lý tài chính cá nhân giúp bạn “giàu có” hơn

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn

Trước khi định giá cho bất kì sản phẩm nào, bạn phải xác định được khách hàng của bạn là ai? Có mức thu nhập khoảng bao nhiêu? Họ có thói quen mua sắm ra sao và số tiền họ sẵn sàng bỏ ra cho dòng sản phẩm của bạn  là bao nhiêu?

Khi có chân dung khách hàng mục tiêu trong tay, bạn sẽ có chiến lược giá phù hợp hơn, đánh trúng khách hàng mục tiêu, đúng nhu cầu và đúng lượng ngân sách họ sẵn sàng chi trả.

Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm
Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm

XEM THÊM: Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân “Sổ Thu Chi MISA”

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn

Mục đích lớn nhất của kinh doanh chính là lợi nhuận mang lại, vậy xác định lợi nhuận mong muốn từ mỗi sản phẩm rồi định giá là một cách nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Cách làm an toàn nhất mà hay được sử dụng đó chính là “nhân đôi giá gốc”, làm cách này bạn có thể thu về tối thiểu 50% lợi nhuận.

Không chỉ vậy, còn tùy vào từng ngành hàng và phụ thuộc vào mô hình kinh doanh để đánh giá lợi nhuận bao nhiêu là phù hợp. Với các nhà sản xuất trực tiếp hay các thương hiệu lớn họ thường nhắm đến mức lợi nhuận từ 30% – 50%, còn đối với các nhà bán lẻ họ nhắm đến mức lợi nhuận cao nhất 55% – 75%.

Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm
Phương pháp định giá sản phẩm

Vậy nên khi đã xác định được giá vốn hàng bán, xác định được khách hàng mục tiêu, bạn cần xác định mức lợi nhuận mà mình mong muốn trước khi xác định công thức tính giá sản phẩm.

Tính giá bán sản phẩm

Bước 4: Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết)

Sau khi xác định được lợi nhuận bạn mong muốn, kỳ vọng thì bạn sẽ tính ra được giá bán sau cùng hay công thức tính giá bán là:

Giá bán lẻ = [(Giá vốn) / (100 – % lợi nhuận mong muốn)] x 100

Ví dụ như 1 sản phẩm giá gốc của bạn là 60.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 50%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [(60.000 / (100 – 50)] x 100 = 120.000 VND

Tới đây, bạn đã có thể cơ bản định giá sản phẩm rồi. Nhưng, nếu kĩ hơn thì bạn hãy nghiên cứu, xem xét giá đối thủ để có mức giá phù hợp, tránh tình trạng bạn “tự” mình định giá nhưng khi sản phẩm ra thị trường thì không cạnh tranh lại đối thủ (có thể giá của đối thủ thấp hơn rõ rệt). Những trường hợp đó bạn nên cân nhắc về mức lợi nhuận và chi phí sản xuất của mình.

Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm
Công thức TÍNH GIÁ BÁN sản phẩm

Lưu ý:

Bạn cũng nên lưu ý, phân biệt rõ ràng giá bán và giá thành hay công thức tính giá bán sản phẩmcông thức giá vốn hàng bán. Tránh tình trạng lấy giá thành áp dụng công thức trên để ra giá bán nhưng lợi nhuận không như bạn tính vì giá thành chưa bao gồm các chi phí như vận chuyển, marketing,…

Lời kết

Trên đây là công thức tính giá bán sản phẩm, công thức tính giá bán quần áo cơ bản và đơn giản nhất, dành cho những người mới bắt đầu và chưa có kiến thức chuyên sâu về việc kinh doanh. Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm như: định giá xuất phát từ chi phí cho sản phẩm, định giá dựa theo sự cạnh tranh, định giá theo marketing,… mà mọi người có thể tìm hiểu và tham khảo. 

Có người nói định giá sản phẩm là cả một nghệ thuật trong việc bán hàng, đây là một việc không hề dễ dàng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của bạn. Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản này nhé! Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Sưu tầm