Kỹ năng thuyết trình là gì? Thuyết trình là gì? Những đặc điểm của kĩ năng thuyết trình? Làm thế nào để có một bài thuyết trình tốt?…Chắc hẳn đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc ,quan tâm. Bài viết ngày hôm nay sẽ tháo gỡ những thắc mắc, băn khoăn của bạn về kĩ năng thuyết trình.
XEM THÊM:
1. Thuyết trình là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa về thuyết trình, chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này, “thuyết” là nói,“trình” là trình bày. Thuyết trình là trình bày về một chủ đề cụ thể nào đó trước nhiều người.
XEM THÊM: Công thức tính giá bán sản phẩm chỉ với 4 bước đơn giản
Quá trình này nhằm mục đích truyền đạt thông tin, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó. Tuy nhiên việc thuyết trình không chỉ đơn giản là đứng lên nói những gì mình nghĩ mà còn đòi hỏi rất nhiều kĩ năng. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì hay kỹ năng thuyết trình gồm những kỹ năng nào? Các bạn cùng xem tiếp bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
2. Kỹ năng thuyết trình là gì?
2.1 Tự tin khi thực hiện bài thuyết trình
Để giải đáp được thắc mắc “kỹ năng thuyết trình là gì?“, trước hết bạn cần phải học cách tự tin khi đứng trước đám đông. Những người mới thuyết trình chia sẻ rằng cảm giác chung khi đối mặt với khán giả là run, mất tự tin, sợ bị nói sai, sợ nói không hay, bị ấp úng, ngồi dưới thì nghĩ ra rất nhiều nhưng đứng lên trên thì hồn vía bay đi đâu không rõ.
Không chỉ riêng người trẻ mà rất nhiều người lớn tuổi cũng có chung cảm giác này, điều này không chỉ không thu hút được người nghe mà thậm chí còn phản tác dụng. Để có được sự tự tin cùng phản xạ nhanh chóng trước các tình huống ta cần phải luyện tập trước nhiều lần, đứng trước bạn bè để nói hoặc có thể đứng trước gương để tập nói, từ đó có thể thấy được những lỗi sai, kịp thời sửa đổi trước khi thực hiện bài thuyết trình.
Một trong những lý do thiếu tự tin trước đám đông là bạn thiếu vốn từ, ít giao tiếp. Để cải thiện được điều này, bạn cần đọc thêm nhiều thể loại sách và tạo thói quen đọc sách mỗi ngày.
XEM THÊM: 5 lý do nên đọc sách? Giải thích lợi ích của việc đọc sách
2.2 Chuẩn bị cho bài thuyết trình
Bài thuyết trình của bạn đầy đủ, thu hút người nghe bạn cần phải đặt ra trong đầu những câu hỏi : mục đích của bài thuyết trình là gì? Nội dung của bài thuyết trình cần những gì? Đối tượng của bài thuyết trình là ai? Và điểm quan trọng trong bài thuyết trình này là gì?
2.3 Mở đầu ấn tượng
Để cách thuyết trình được sâu sắc thì lời mở đầu của một bài thuyết trình rất quan trọng bởi nó quyết định rằng những người dưới kia có tiếp tục nghe bạn nói nữa không. Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, khi người nghe vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn.
Một mở đầu ấn tượng của bạn sẽ giúp người nghe gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài và cuốn vào bài thuyết trình của bạn. Nếu bạn thu hút được khán giả ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng dõi theo bạn cho đến hết bài thuyết trình. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng, bạn chỉ có 4 phút cho phần mở đầu hoàn hảo. “Đầu xuôi đuôi lọt”, mở đầu tốt coi như bạn thành công một nửa.
Các cách giúp bạn có được sự mở đầu ấn tượng
2.4 Trình bày khoa học
Bài thuyết trình nên được chia thành nhiều những ý nhỏ như : đưa ra vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận. Bạn không thể bắt đầu bài thuyết trình bằng cách giải thích và đưa ra hàng loạt các dẫn chứng, các số liệu mà quên giới thiệu chủ đề khiến người nghe không hiểu được là bạn đang nói về vấn đề gì, cũng không thể trình bày rất nhiều mà không kết luận để chốt lại vấn đề.
Trong một bài thuyết trình nếu có nhiều nội dung cần đề cập, bạn cũng nên chia nhỏ chúng ra và trình bày hoàn tất từng nội dung. Tránh tình trạng đang nói vấn đề này lại chuyển sang vấn đề khác khiến bài thuyết trình lan man, không tập trung và gây rối rắm cho người nghe.
2.5 Kết thúc ấn tượng
Kết thúc bài thuyết trình của mình một cách ấn tượng và chắc chắn. Đừng để buổi thuyết trình của bạn giảm nhiệt dần hoặc kết thúc khi khán giả đang tỏ ra buồn chán. Hãy đưa ra kết luận chắc chắn và tiếp tục gắn kết với khán giả trong khi nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất trong bài thuyết trình.
3. Lời kết
Áp dụng những cách trên đây sẽ giúp bạn có được một phần trình bày ấn tượng và truyền đạt được tốt hơn đến người nghe. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều cách để bạn có thể cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình, do đó hãy cố gắng dành thời gian luyện tập để có thể đạt được mức độ như bạn mong muốn.
Vậy bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ thuyết trình là gì, đặc điểm kỹ năng thuyết trình là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những kiến thức mà bạn đang cần.
Nguồn: Sưu tầm
XEM THÊM: