Công nghệ Blockchain là gì? ❤️ Có ăn được không?

Công nghệ Blockchain là gì? Có ăn được không?

Công nghệ Blockchain là gì: Công nghệ Blockchain được coi là phát minh vĩ đại nhất kể từ khi xuất hiện mạng Internet. Những người khởi xướng đã tuyên bố rằng, công nghệ này sẽ thay đổi mọi ngành công nghiệp hiện thời. Và ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người trên hành tinh này chỉ trong vài thập kỉ.

Liệu Blockchain có thực sự là một trong những cuộc cách mạng công nghệ vĩ đại nhất trong lịch sử. Hay nó chỉ được cường điệu quá mức?. Mọi người cùng xem tiếp bài viết để biết công nghệ này như thế nào nhé!

1.Công nghệ Blockchain là gì?

Có sự nhầm lẫn rằng Blockchain là công nghệ duy nhất trong Bitcoin. Tuy nhiên, Bitcoin được tạo nên bằng cách sử dụng một chuỗi các công nghệ mật mã khác kết hợp với Blockchain.

XEM THÊM: BTC là gì? – Bitcoin là gì? Tìm Hiểu Về Bitcoin Từ A – Z

Có thể nói ngắn gọn, Blockchain là một loại dữ liệu, một cách lưu trữ hồ sơ giao dịch và giá trị. 

Thật đáng tiếc, vì định nghĩa này khá đơn giản, không thể hấp dẫn mọi người. Và khiến nhiều người nghĩ rằng: “Chỉ là một loại dữ liệu thế thôi, mà cũng được gọi là cuộc cách mạng công nghệ vĩ đại nhất trong lịch sử à?“. Định nghĩa không thể diễn đạt được đặc tính thật sự trong cách thức Blockchain lưu trữ các hồ sơ giá trị và giao dịch. Chúng ta cùng nhìn lại quá khứ một chút để hiểu rõ hơn về công nghệ này nhé!

Khi nhắc đến công nghệ Blockchain là gì, thì Blockchain cũng tương tự như thư điện tử là cách mới để gửi thư cho người khác thông qua Internet. Trong quá khứ, mọi giao dịch đều được lập biên bản đưa vào kho dữ liệu. Người ta, dựa vào bên thứ ba như ngân hàng, chính phủ hoặc công ty để lưu trữ những thông tin giao dịch trên.

Công nghệ Blockchain là gì? Có ăn được không?
Công nghệ Blockchain là gì?

XEM THÊM: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Ảnh hưởng gì đến thế giới?

2. Tiềm năng của công nghệ Blockchain là gì?

Mọi người tin rằng, các công ty, ngân hàng, chính phủ lưu trữ dữ liệu và hồ sơ của họ một cách an toàn và riêng tư. Và mọi rủi ro sẽ được giải quyết trên giấy tờ đã được lưu trữ, với hy vọng rằng chính phủ sẽ bảo đảm khoản ký gửi của họ được an toàn. Tất cả chỉ là lòng tin vào bên thứ ba. Hãy thử tưởng tượng tình huống khi thiếu tổ chức đáng tin cậy trong giao dịch.

Khi người mua tại cửa hàng thanh toán bằng tiền mặt, người bán tin rằng họ có thể nhận tờ giấy bạc in số do chính phủ phát hành đó rồi tới cửa hàng khác để mua sản phẩm dịch vụ khác. Mọi người chấp nhận và sử dụng tiền giấy hằng ngày và tin tưởng rằng các cửa hàng sẽ chấp nhận. Và cứ thế tiếp diễn.

Còn Blockchain mang đến tiềm năng to lớn tại những quốc gia mà người ta không tin vào ngân hàng, tổ chức, chính phủ, tiền tệ hoặc người khác.

Ngay cả ở Mỹ nơi hệ thống tài chính ổn định và phát triển nhất thế giới. Nhiều tổ chức tài chính to lớn cũng phá sản trong cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính. Các công ty tài chính trăm năm tuổi sụp đổ gần như trong một đêm kéo theo tiền gửi cả đời của nhiều người bị mất trắng.

Còn đối với những người giấu tất cả tiền mặt dưới đệm gối trong nhà. Nếu ai đó phát hiện ra số tiền đó, bạn sẽ có nguy cơ bị trộm mất, hoặc nhà của bạn bị bắt lửa.

3. Vậy Blockchain sẽ giải quyết được những rắc rối gì?

Công nghệ Blockchain là gì? Có ăn được không?
Công nghệ Blockchain là gì? Có ăn được không?

XEM THÊM: Tóm Tắt Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 1.0 Dễ Hiểu

Blockchain loại bỏ sự cần thiết của các cơ sở dữ liệu và tổ chức trung tâm. Mọi cá nhân trong Blockchain có thể quan sát và kiểm nhận giao dịch, giúp đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy.

Tạo nên hệ thống tín nhiệm giữa các cá nhân mà không cần tổ chức trung gian liên quan đến giao dịch.

4. Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào? Ví dụ?

Ví dụ về cách hoạt động của Blockchain: Thư viện

Bạn sẽ thấy thư viện là đơn vị trung gian lưu trữ cơ sở dữ liệu trung tâm của người mượn sách. Nếu ai đó mượn cuốn sách mà bạn muốn mượn, bạn có thể yêu cầu thư viện thông báo cho bạn biết khi nào cuốn sách được trả về. Nhưng thư viện sẽ không cung cấp cho bạn thông tin về người đang mượn cuốn sách đó.

Người mượn cuốn sách đó, có thể ở ngay phố nhà bạn, gần thư viện hơn. Tuy nhiên, bạn không thể đến nhà họ để hỏi xem bạn có thể mượn cuốn sách từ họ không. Thư viện lưu trữ cơ sở dữ liệu trung tâm tất cả các thông tin sách được mượn, nhưng không chia sẻ cho các thành viên.

Công nghệ Blockchain là gì? Có ăn được không?
Công nghệ Blockchain là gì?

XEM THÊM: Marketing Digital là gì? Có ăn được không?

5. Ứng dụng Blockchain vào thư viện:

Bây giờ, hãy tưởng tượng một thư viện chung nơi bạn có thể đóng góp sách cho người khác mượn. Bạn có thể có nhiều sách mà người khác muốn mượn. Ngược lại, người khác có nhiều sách bạn muốn mượn. Mọi người có thể tham gia và khi họ mượn sách, họ cũng có thể cho người khác mượn sách mà không cần mang trả lại thư viện hay chủ sở hữu cuốn sách.

Bạn sẽ lưu trữ hồ sơ những người mượn sách, cuốn nào của họ và ai là chủ sở hữu của cuốn sách như thế nào?. Hồ sơ bạn cần lưu trữ không chỉ là sách của bạn mà còn là sách của người khác trong thư viện chung. Bạn cần ghi một hồ sơ hiện có của mọi người trong thư viện, chủ sở hữu, sách đang cho mượn và ai đang mượn.

Blockchain có thể cung cấp một cơ sở dữ liệu phân tán, phi tập trung toàn bộ sách trong thư viện.

Với cơ sở phi tập trung, mọi người trong thư viện có thể truy cập hồ sơ. Họ sẽ thấy tất cả cách trong thư viện, chủ sở hữu ban đầu, người đang mượn sách.

Công nghệ Blockchain là gì? Có ăn được không?
Công nghệ Blockchain là gì? Có ăn được không?

XEM THÊM: Tóm Tắt Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Lần 2 – Dễ Hiểu

Mỗi lần một cuốn sách trong thư viện chung được ai đó mượn, tất cả hồ sơ sách trong cơ sở dữ liệu mà mọi người truy cập đều sẽ được cập nhật. Không cần đến tổ chức hoặc cơ sở dữ liệu trung tâm để thực hiện hoạt động này.

Bạn có thể điều hành một thư viện mà không cần tổ chức bên ngoài hoặc cơ sở dữ liệu trung tâm vận hành.

Đây là những lợi thế của công nghệ Blockchain thực sự vượt lên các cơ sở dữ liệu truyền thống.

6. Lời kết

Chúng ta đã cùng tìm hiểu “công nghệ Blockchain là gìcách thức hoạt động của Blockchain dựa vào ví dụ trên. Tóm lại, mạng lưới Blockchain sở hữu tiềm năng to lớn tại những quốc gia nơi mà các công ty, tổ chức ngân hàng và chính phủ không đáng tin cậy. Đồng thời, thực hiện lưu trữ hồ sơ bằng tay cũng không đảm bảo. Khi đó, khả năng thay thế các tổ chức và cơ sở dữ liệu trung tâm bằng mạng lưới Blockchain đối với hồ sơ tài sản có thể mang đến lợi ích to lớn cho người dân các quốc gia này.

Theo Sưu tầm tham khảo sách “Blockchain”